…
1.3 Đối thoại với người khác[10]
Chắc chắn không khó để hiểu người khác là ai đối với mỗi người chúng ta. Những người khác này có thể là những người thuộc gia đình chúng ta, thuộc Hội thánh của chúng ta, thuộc cộng đoàn chúng ta… Những người khác cũng có thể là những người không thuộc cùng một gia đình, một tôn giáo, một niềm tin, một văn hóa… Chúng ta cố gắng đi vào trong cuộc đối thoại và lắng nghe với họ.
1.3.1 Chúng ta là anh chị em của nhau
Trước hết cần phải hiểu và chân nhận rằng người khác luôn luôn là anh chị em đối với chúng ta bởi vì tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Người. Như thế, chúng ta có thể thắng vượt ý niệm phân rẽ anh chị em khác như những người thuộc về những gia đình, niềm tin hay cách sống niềm tin khác với chúng ta. Do đó, để có thể bước vào cuộc đối thoại và lắng nghe người khác, ta cần:
– Khám phá lại thực tế này cách khiêm tốn với cấp độ cao hơn của sự đối thoại/lắng nghe trong lòng kính trọng và yêu thương lẫn nhau.
– Tạo nên một sự hiểu biết mới về những mối liên hệ con người qua những yếu tố khác nhau về: tôn giáo, văn hoá, gia đình, Hội thánh…
– Hướng đến sự hiểu biết mới của Văn hóa Đối thoại/Lắng nghe như một môi trường sống mà ở đó sự bình an của Đức Kitô được nhận thấy.
– Sống và thúc đẩy Văn hóa Đối thoại và Lắng nghe như con đường dẫn đến đổi mới và có được bình an của Chúa.
1.3.2 Cởi bỏ giầy của chúng ta ra
Chúng ta phải đi vào cấp độ sâu hơn của đối thoại và lắng nghe với người khác bằng việc cởi bỏ đôi giầy chúng ta ra vì chúng ta đang tiến vào nơi gọi là đất thánh. Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời của “những người khác” trước chúng ta. Người đã thực hiện bước đầu tiên hướng đến chúng ta và người khác và, đã bắt đầu đối thoại và lắng nghe với chúng ta. Như Môsê đã thấy bụi gai cháy và đã đối thoại và lắng nghe tiếng Thiên Chúa (x. Xh 3, 2-15). Đối thoại và lắng nghe với người khác cũng giống một bụi gai cháy nhắc nhở sứ mạng của chúng ta rằng trong mỗi một người có sự hiện diện của Thiên Chúa khi đó chúng ta phải đến với người khác với sự kính trọng cao quý. Thiên Chúa sáng tạo ra tất cả. Sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa đối với “những người khác” thấy trước và làm động cơ thúc đẩy cuộc đối thoại và lắng nghe của chúng ta.
1.3.3 Tại sao và làm thế nào đối thoại và lắng nghe với người khác
Khi chúng ta suy tư về hành trình tinh thần của cuộc sống chúng ta trong việc đối thoại và lắng nghe với người khác, chúng ta không chỉ suy tư trên lý thuyết, hơn thế nữa chúng ta được mời đi tới để có một kinh nghiệm của cuộc đối thoại và lắng nghe này. Chắc chắn một kinh nghiệm bao hàm toàn thể mọi người. Tiến trình của việc đối thoại và lắng nghe này phải tìm thấy những lý do TẠI SAO TÔI PHẢI ĐỐI THOẠI VÀ LẮNG NGHE những người khác: thuộc Hội thánh của tôi, gia đình tôi, cộng đoàn tôi, tôn giáo tôi, đất nước tôi… Những lý do tại sao của việc đối thoại và lắng nghe với người khác có những gốc rễ của chúng nơi Thiên Chúa, nền tảng của tình yêu, đối thoại và lắng nghe.
Như vậy, làm thế nào chúng ta có thể ở lại trong việc đối thoại và lắng nghe với người khác không chỉ là một lý thuyết để hiểu, nhưng cũng là một kinh nghiệm để sống. Vẫn còn có nhiều thành kiến và xu hướng sẽ đưa tới sợ hãi và hướng tới sự bất công và bạo lực.
Nhân loại đang di chuyển từ những hình thức của sự áp bức và loại trừ trong những khác biệt đưa chúng ta đến một sự hiểu biết cao hơn của việc đối thoại và lắng nghe nhau để có thể cảm thấy vui mừng về những sự khác biệt. Trước kia, những sự khác biệt là lý do của xung đột. Ngày nay, chúng ta được mời gọi để thấy ngay cả những khác biệt về tôn giáo, về niềm tin hay cách sống đức tin như một cơ hội để tìm kiếm sâu hơn mầu nhiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong nhân loại và kính trọng những gì Thiên Chúa quý trọng. Như thế, kính trọng và yêu thương và cùng đó nhắc nhở tất cả những gì là sứ vụ và đích đến của chúng ta, và hành động với sự say mê và quyết tâm để cùng nhau xây dựng một “thế giới tốt đẹp hơn”. Sứ mạng của chúng ta trong thế giới là cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương trong xã hội. Đây là lý do căn bản tại sao chúng ta phải ở trong cuộc đối thoại và lắng nghe với người khác.
…
(còn tiếp)
Trích từ bài viết “HỘI THÁNH ĐỐI THOẠI VÀ LẮNG NGHE NHỮNG NGƯỜI THUỘC “VÙNG NGOẠI BIÊN”, NGƯỜI XA RỜI ĐỨC TIN” của tác giả Lm. Phêrô Đinh Ngọc Lâm, CSsR.
Nguồn: hdgmvietnam.com