HƯỚNG DẪN GIẢI MẬT THƯ
1/. Giới thiệu mật thư:
Xin giới thiệu cả nhà dạng mật thư mới, mật thư “Toạ độ biến thể”, thuộc hệ thống thay thế.
Mật thư toạ độ biến thể còn có tên gọi khác là hệ toạ độ 3 hoặc toạ độ 3 bảng, là biến thể của loại toạ độ truyền thống mà chúng ta thường sử dụng.
Hiện nay, toạ độ truyền thống đã bị biến thể rất nhiều, trong phạm vi của sinh hoạt TNTT thì chúng ta chỉ làm quen với dạng biến thể đơn giản này.
Dạng mật thư này sử dụng 3 bảng hệ toạ độ, mỗi bảng có 9 ký tự, như minh hoạ dưới đây:
Khi ghi 3 bảng hệ toạ độ, phải tuân thủ các quy tắc sau:
+ Bố trí các ký tự của 3 bảng chữ cái phải theo logic thống nhất, không được bố trí tuỳ tiện theo sở thích.
Ví dụ: Các ký tự trong mỗi bảng có thể bố trí theo hàng ngang, hàng dọc, đường chéo, đường xoắn ốc, ..; bảng đầu tiên bố trí như thế nào thì hai bảng còn lại cũng phải giống như vậy.
+ Các ký tự của bảng 1 và bảng 3 (minh hoạ trên) có thể đổi chỗ cho nhau, nhưng bảng 2 thì không nên, bởi sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người giải, trừ trường hợp sử dụng với mức độ khó trở lên.
Hay nói cách khác, phải theo thứ tự “bảng 1 – bảng 2 – bảng 3” hoặc “bảng 3 – bảng 2 – bảng 1”.
+ Thống nhất trong việc chọn hệ toạ độ XYZ khi soạn thảo mật thư, trong đó: X là số bảng, Y là trục tung hoặc hoành và Z là trục hoành hoặc tung.
Ví dụ: Chúng ta có hệ toạ độ 123:
- Nếu chúng ta quy định 1 là bảng số 1, 2 là trục tung và 3 là trục hoành thì sẽ được ký tự F.
- Nếu chúng ta quy định 1 là bảng số 1, 2 là trục hoành và 3 là trục tung thì sẽ được ký tự H.
+ Hệ toạ độ không nhất thiết phải là chữ số (1 2 3), mà có thể được thể hiện bằng chữ cái (A B C), hoặc ký hiệu nào đó theo ý của người soạn thảo mật thư.
– Có nhiều cách ghi hệ toạ độ như: 1*2*3, 1x2x3, 1-2-3, 1.2.3, …
2/. Đáp án của mật thư kỳ này:
KINH MÂN CÔI